Bé 6 tháng tuổi ăn được hoa quả gì là một trong những điều mà nhiều mẹ bầu muốn biết. Lúc này, bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm nên việc tăng cường bổ sung hoa quả cho bé luôn được các mẹ quan tâm. Trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong số rất nhiều loại trái cây thì bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Loại nào phù hợp và không ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non nớt của bé?
Các loại trái cây tốt cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi có thể kể đến như táo nghiền, bơ, bộ đôi bơ táo, chuối nghiền, combo táo và chuối, táo lê. Lưu ý khi cho trẻ ăn trái cây, mẹ cần rửa sạch trái cây rồi gọt vỏ để tránh trường hợp trẻ bị ngộ độc, ngộ độc thực phẩm.
Táo nghiền
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Mẹ nên chọn táo đầu tiên trong danh sách các loại trái cây cho bé ăn dặm. Táo có hàm lượng lớn carbohydrate, kali và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa đang trong thời gian hoàn thiện của bé. Ngoài ra, táo còn hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh như hen suyễn ở trẻ. Cách chế biến táo cho bé ăn dặm: Mẹ cắt táo thành từng miếng nhỏ, hấp cách thủy, sau đó nghiền nhuyễn cho bé ăn. Hoặc ép nước táo cho bé uống cũng rất tốt.
Chuối hỗ trợ tiêu hóa
Chuối giàu kali, nhiều calo, rất tốt trong việc bổ sung dinh dưỡng cho bé, giúp con tăng cân nhanh. Bên cạnh đó, chuối còn hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Với những em bé gặp khó khăn trong việc đi tiêu, mẹ nên ưu tiên cho bé ăn chuối. Mẹ nghiền nhuyễn chuối chín và cho bé thưởng thức.
Bơ hỗ trợ cho sự phát triển trí não của bé
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Bơ được xếp vào vị trí số 1 trong danh sách những loại trái cây ăn dặm của bé. Bơ có đa dạng các loại vitamin như A, C, B6, K và các khoáng chất như sắt, natri, kali, kẽm. Bên cạnh đó, bơ còn chứa omega-3 và vitamin E, vì vậy hỗ trợ cho sự phát triển trí não của bé. Ăn bơ giúp bé dễ tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi, đau dạ dày, táo bón. Cũng giống như chuối, mẹ nghiền nhuyễn bơ rồi cho bé ăn. Có thể trộn bơ với những loại trái cây khác nghiền nhuyễn như chuối, táo.
Lê là bài thuốc chữa ho hiệu quả cho trẻ
Lê có tính mát, vị ngọt thanh, phù hợp cho những bé kén ăn. Trong quả lê chứa 1 lượng nhỏ vitamin C, K, kali và đồng, giàu chất xơ. Loại quả này rất tốt cho hệ tiêu hóa và cũng giúp bảo vệ các mô. Bên cạnh đó, quả lê là bài thuốc chữa ho hiệu quả cho trẻ. Mẹ xay nhuyễn lê hoặc hấp chín, nghiền nhuyễn trộn cùng với một số loại trái cây khác như đào, chuối hay ép nước cho bé dùng. Mẹ chỉ cho bé ăn 2 thìa/bữa và tăng dần khi trẻ đã quen với thức ăn đặc.
Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì?Ngoài các phương pháp ăn dặm, cách thức chế biến thì mối quan tâm không hề nhỏ của mẹ đó chính là lựa chọn nguyên liệu nấu. Vậy, trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì? Thực phẩm nào là tốt nhất?… Tham khảo ngay bài viết sau, mẹ nhé.
Đu đủ giúp tăng cường thị lực
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Câu trả lời tiếp theo chính là đu đủ chín. Đu đủ rất giàu vitamin (A, C, E), chất xơ và lượng lớn axit folic có tác dụng chống táo bón, tăng cường thị lực và bảo vệ sức khỏe tim mạch cho bé 6 tháng tuổi. Mẹ lấy một miếng đu đủ chín, gọt vỏ, bỏ hạt, nghiền nhuyễn cho bé ăn. Mẹ lưu ý không nên cho con ăn nhiều đu đủ khi bé mới ăn dặm, vì loại hoa quả này có thể gây vàng da (do trong đu đủ chứa nhiều carotene). Nếu bé nhạy cảm về thực phẩm, mẹ đợi đến cuối tháng thứ 6 hãy cho bé ăn đu đủ.
Đào tăng cường lưu thông máu cho trẻ
Đào thanh ngọt, được rất nhiều trẻ yêu thích. Với băn khoăn bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì thì mẹ có thể chọn đào cho bé nhé. Loại quả này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B1, B2, PP; protein; các loại đường glucose, saccarose, beta-carotene và các dưỡng chất sắt, photpho, kali… hỗ trợ phát triển thị lực, tăng cường lưu thông máu cho trẻ. Tuy nhiên, quả đào có tính nóng, vì vậy mẹ cũng không nên cho trẻ ăn dặm sử dụng nhiều loại trái cây này. Mẹ chế biến đào cho trẻ ăn dặm bằng cách gọt vỏ, bỏ hạt và hấp nghiền nhuyễn hoặc xay lấy nước cho bé.
Dùng sữa chua cho bé 6 tháng thế nào mới tốt?6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu ăn dặm. Đây cũng là lúc mẹ có thể giới thiệu cho con món sữa chua thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ đã biết cách dùng sữa chua cho bé 6 tháng sao cho đạt hiệu quả cao nhất?
Mận hoặc mơ chứa hàm lượng lớn vitamin
Mơ và mận chín (của Úc, Nhật… loại quả to, ngọt) chứa hàm lượng lớn vitamin A, C cùng các yếu tố vi lượng. Mận còn chứa nhiều chất xơ, giúp trẻ chống lại chứng táo bón. Còn quả mơ lại có beta-carotene và lycopene tốt cho sức khỏe tim mạch và thị giác của trẻ.
Chế biến mận, mơ cho bé ăn dặm bằng cách hấp chín và xay nhuyễn mịn cho bé thưởng thức, hoặc kết hợp với trái cây khác có vị ngọt cho bé dễ ăn. Trẻ mới tập ăn dặm nên ăn 2 thìa cà phê trong một bữa và tăng dần lên. Trẻ 8 tháng có thể ăn mơ, mận trộn sữa chua để chữa táo bón.
Xoài ngọt rất giàu calo
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì, mẹ nên lựa chọn xoài ngọt nhé. Trong xoài chứa đầy đủ các nhóm chất như protein, carbohydrate, chất béo và các loại vitamin (C, A, K, B6). Xoài còn rất giàu calo và một lượng lớn folate và kali, chất chống oxy hóa và một lượng nhỏ các vi khoáng khác. Mẹ lưu ý trái xoài có tính nóng, nên tránh cho trẻ ăn xoài sớm. Khi ăn, nên cho ăn thưa ra để kiểm tra phản ứng cơ thể của trẻ. Mẹ nghiền nhuyễn xoài chín cho bé ăn, hoặc trộn cùng với khoai lang, bí ngô xay nhuyễn để tăng thêm chất dinh dưỡng cho con.
Trẻ 6 tháng bị sốt, mẹ phải làm gì để tránh biến chứng nguy hiểm?Học hỏi kinh nghiệm chăm con có lẽ không bao giờ là đủ với các mẹ bỉm sữa. Đặc biệt những lần con ốm, con sốt mẹ lại lo lắng, bồn chồn đứng ngồi không yên. Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ 6 tháng bị sốt hay chưa? Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ hãy tham khảo kiến thức mà MarryBaby chia sẻ trong bài…
Việt quất chống oxy hóa giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh
Việt quất chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, loại hoa quả này có màu đỏ tím rất đẹp, kích thích thị giác của các bé. Mẹ chế biến việt quất bằng cách xay nhuyễn cho bé ăn dặm, hoặc trộn với các loại hoa quả khác như táo, chuối, lê và xay nhuyễn cho bé ăn. Nên cho bé ăn việt quất vào buổi sáng mẹ nhé.
Hồng xiêm hỗ trợ trẻ tăng cân
Quả hồng xiêm chứa nhiều vitamin như B, C và các khoáng chất: kali, canxi, magie, phốt pho. Hồng xiêm còn chứa nhiều đường tự nhiên và chất béo nên sẽ hỗ trợ trẻ tăng cân. Chế biến hồng xiêm bằng cách xay nhuyễn, nghiền nát cho bé thưởng thức và bé nên được bắt đầu ăn loại quả này từ tháng thứ 7.
Một số chú ý
Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Mẹ chọn 10 loại trái cây trên để đổi bữa cho bé nhé. Khi cho bé ăn, mẹ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho con:
- Cần chọn hoa quả đúng mùa để tránh việc loại quả đó chứa nhiều thuốc hóa học hoặc chất bảo quản.
- Hạn chế các loại trái cây có vị chua, chát, đắng vì dễ làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa của trẻ.
- Tuyệt đối không sử dụng hoa quả trái cây thay cho bữa chính, chỉ sử dụng làm bữa phụ và nên sử dụng điều độ cùng thực phẩm khác. Tốt nhất, nên cho bé ăn giữa buổi sáng, hoặc bữa xế chiều, cách bữa chính tầm 1 tiếng.
- Không cho trẻ ăn trái cây chứa nhiều vitamin C kết hợp với các món ăn dặm có chứa các loại hải sản.
- Ăn dặm kiểu Nhật, tập cho bé như thế nào?Mẹ đã từng nghe qua phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lần nào chưa?
- Phương pháp này được khá nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công.
- Nên tập cho bé ăn trái cây bằng cách ăn từng tí một và tăng dần lên. Lúc đầu chỉ nên cho bé tập làm quen bằng cách uống một ít nước trái cây để mẹ kiểm tra dị ứng.
- Mỗi ngày chỉ nên cho bé ăn tầm 20g trái cây, không nên ăn quá nhiều vì bé không tiêu hóa hết được và gây ảnh hưởng tới bữa chính.
- Với loại trái cây chín mềm, mẹ chỉ cần nghiền nhuyễn để bé ăn. Nhưng trái cây cứng thì có thể ép lấy nước hoặc hấp cách thủy cho mềm.
- Có thể kết hợp các loại trái cây khác nhau để đổi vị cho bé. Tuy nhiên, cần kiểm tra dị ứng trước.
Nên cho bé ăn vào thời điểm nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm cho bé ăn trái cây tốt nhất là trước bữa ăn 1 tiếng; sau bữa ăn khoảng 2 tiếng. Nên cho bé ăn vào buổi chiều, sau khi bé thức dậy hoặc khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn chính. Nhiều bậc phụ huynh vẫn lầm tưởng cho bé ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính là tốt.
Tuy nhiên, điều này lại gây hại đến quá trình phát triển của bé. Do một số loại trái cây có chứa lượng đường rất cao. Nếu cho bé ăn ngay sau bữa ăn có thể làm ứ bao tử; gây đầy hơi; táo bón cho bé. Bên cạnh đó, nếu cho bé ăn trái cây ngay trước bữa ăn. Sẽ làm giảm khẩu vị và giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ bữa ăn chính của bé.
Một số loại trái cây bé không nên ăn nhiều
Với những loại trái cây như: dứa (thơm), vải thiều. Nếu mẹ không biết cho bé ăn đúng cách sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Cụ thể, trong dứa có chứa chất protease cos thể gây co thắt mạch vành, chóng mặt, buồn nôn… và chất glycosides có thể gây kích ứng niêm mạc miệng, khiến bé bị rát lưỡi hay vòm họng. Vì thế, mẹ nên hạn chế hoặc chỉ cho bé ăn từng miếng nhỏ và gọt thật kỹ các mắt dứa.
Còn với vải thiều, nếu cho ăn nhiều và không đúng cách. Sẽ dễ khiến bé bị đổ mồ hôi, khát nước, buồn nôn, chóng mặt, nhìn mờ, lạnh tứ chi, mệt mỏi hoặc nặng hơn là hôn mê, co giật, co đồng tử… Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa và các cơ quan khác của bé còn yếu. Nên không đủ khả năng thích ứng được.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, những loại quả như: cam, chanh, quýt, nho, dâu tây. Là những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao nên phù hợp với thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 12 tháng tuổi; dứa, xoài, kiwi thì nên áp dụng trong thực đơn của trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Hy vọng bài viết này của Xuất bản online đã giải đáp được thắc mắc của mẹ khi chọn lựa thực phẩm ăn dặm cho con.
Nguồn: marrybaby.vn