Hăm tã phòng tránh cho trẻ nhà bạn như thế nào để hiệu quả nhất

Hăm tã phòng tránh cho trẻ nhà bạn như thế nào để hiệu quả nhất

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Mặc dù phát ban do tã lót (hăm tã) là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ mới lọt lòng. Thế nhưng không có nghĩa là bé của bạn cũng phải chịu đựng những mẩn đỏ khó chịu như vậy. Một trong những cách đơn giản nhất để tránh là dùng tã lót có độ thấm hút cao. Nếu kết hợp tốt các phương pháp chăm sóc da lại với nhau. Bạn sẽ có thể làm giảm nguy cơ bé bị mắc phải tình trạng này.

Hăm tã là tình trạng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Điều này có thể xảy ra dù ba mẹ chăm sóc vùng mông của bé cẩn thận như thế nào. Hầu hết trẻ mặc tã đều có thể bị hăm tã. Điều trị hăm tã như thế nào và làm sao phòng ngừa được tình trạng này. Hãy cùng chúng tôi đi sâu và tìm hiểu vấn đề nhé.

Hăm tã xảy ra ở trẻ nguyên nhân xuất phát từ đâu

Trẻ mặc tã ướt hoặc một dơ mặc quá lâu. Sự ẩm ướt kéo dài, cọ xát và những chất bài tiết từ nước tiểu có thể gây kích ứng da trẻ. Những dạng tã quần plastic có thể làm tình trạng hăm tã nặng hơn do cản trở sự lưu thông khí và làm vùng da mặc tã bị ẩm ướt. Xà phòng và những chất tẩy còn sót lại trên tã sau khi giặt cũng góp phần gây hăm. Ngoài ra trẻ mắc các bệnh khác như chàm, vảy nến, nhiễm nấm, chốc lở có thể khiến tình trạng  viêm nặng hơn.

Hăm tã xảy ra ở trẻ nguyên nhân xuất phát từ đâu

Nước tiểu là vô trùng nhưng vi khuẩn trên da bé có thể phân hủy nước tiểu thành những hóa chất như ammonia gây khó chịu cho da. Tiêu chảy cũng có thể gây hăm tã. Ngay cả những loại tã thấm hút tốt cũng nên được thay thường xuyên nếu bé bị tiêu chảy. Một cái tã bốc mùi là cơ hội để hăm tã xuất hiện và phát triển.

Dù cho bạn cố giữ vùng da quấn tã của bé sạch sẽ và thông thoáng nhất thì bé vẫn có thể bị tấn công nếu da quá nhạy cảm hoặc bé mặc đồ hay ăn thực phẩm gây dị ứng. Một vài bé chẳng bao giờ bị hăm tã dù tã không được thay thường xuyên, một số khác chỉ bị khi cảm lạnh hoặc nhiễm một loại virus nào đó.

Trẻ bị hăm tã nên phòng ngừa và chữa cho trẻ như thế nào

Giữ cho phần da tiếp xúc với tã luôn khô ráo là mấu chốt để phòng tránh hăm tã mặc dù như đã nói ở trên là không thể ngăn ngừa hoàn toàn hăm tã.

Trẻ bị hăm tã nên phòng ngừa và chữa cho trẻ như thế nào

  • Thay tã thường xuyên cho trẻ.
  • Vệ sinh da trẻ sạch sẽ mỗi khi thay tã.
  • Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, không chứa xà phòng để tắm cho trẻ.
  • Sử dụng kem chống hăm bảo vệ da của trẻ.
  • Nếu dùng tã vải, ba mẹ không nên sử dụng tã chất liệu vải plastic.
  • Ba mẹ hãy phòng ngừa hăm tã cho trẻ bằng cách:
  • Luôn giữ cho da của bé sạch sẽ và khô ráo.
  • Để cho da của trẻ được thông thoáng thường xuyên nhất có thể.
  • Các loại kem bảo vệ da có thể giúp cho làn da của trẻ được bảo vệ tốt nhất.

Khi trẻ em nhà bạn có những biểu hiện sau thì nên đưa tới bác sĩ

Nếu hăm tã không có dấu hiệu giảm sau vài ngày hoặc thậm chí tệ hơn hay lan đến bụng của bé, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Phụ huynh cần chú ý những dấu hiệu sau đây:

  • Tình trạng hăm không cải thiện sau 1 tuần điều trị tại nhà.
  • Nổi bóng nước, mụn nhọt, đóng vảy trên vùng da tổn thương.
  • Trẻ quấy nhiều và không ngủ được
  • Trẻ sốt không rõ lý do
  • Vùng hăm lan rộng
  • Vùng cuối dương vật của trẻ sưng, đỏ hoặc có vảy

Xem thêm cách phòng bệnh cho trẻ tại đây.

Nguồn: aih.com.vn