Bệnh tim mạch và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả với người lớn tuổi

Bệnh tim mạch và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả với người lớn tuổi

Phòng bệnh cho người lớn tuổi Sức khỏe

Thực tế cho thấy, những người mắc bệnh tim mạch nếu có trọng lượng cơ thể phù hợp sẽ rất tốt cho quá trình phục hồi của cơ thể sau bệnh, gầy quá hay béo quá đều không tốt. Đặc biệt là những người béo phì, không chỉ tăng gánh nặng cho tim mà còn dẫn đến cao huyết áp. Ngoài ra còn tổn thương động mạch vành, nguy hiểm cho sức khỏe. Có những điều tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống lại có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất hiệu quả. Bạn có biết những điều đó là gì không? Nếu không hãy tham khảo bài viết do xuatbanonline.com sưu tầm nhé.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim; sự hoạt động của các mạch máu gây suy yếu khả năng làm việc của tim. Các bệnh tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.

Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu. Và làm làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong. Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn; đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.

Nguyên nhân

Bệnh tim mạch do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày, như:

  • Hút thuốc lá: Chất Nicotine và Carbon monoxide có trong thuốc lá chính là nguyên nhân gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch.
  • Chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo và cholesterol.
  • Ít vận động, hoạt động thể dục thể thao.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.
  • Tăng cholesterol máu gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp có thể dẫn đến xơ cứng và dày thành các động mạch, thu hẹp các mạch máu.
  • Đái tháo đường: Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
  • Tuổi tác cao tăng nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch.
  • Yếu tố gia đình (trong gia đình đã có người mắc bệnh tim).

Cách phòng bệnh hiệu quả

Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng

Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng

Các chất dinh dưỡng có trong các loại rau xanh vô cùng phong phú. Trong đó có các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khoẻ cho hệ tim mạch. Chúng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng chống viêm với các mạch máu, giúp loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch. Nên bổ sung hải sản vào thực đơn, đặc biệt là một số loại cá như: cá hồi, cá mòi… trong chế độ ăn uống của bạn 2 lần/ tuần, giúp cơ thể được bổ sung axit béo omega-3. Chất này làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim do chúng làm giảm huyết áp và triglycerides trong máu.

Hạn chế ăn các chất béo và đồ ngọt

Chất béo có hại là chất béo bão hòa. Cố gắng cắt giảm lượng chất béo này có trong các sản phẩm từ bơ, sữa, thịt… trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đây là nguyên nhân khiến mức độ cholesterol xấu (Chất làm tăng mảng bám vào thành mạch máu) và làm giảm cholesterol tốt (Chất có khả năng giảm mảng bám vào mạch máu).

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên: bữa ăn hàng ngày chỉ nên có khoảng 1% lượng thức ăn có chứa chất béo bão hoà. Ngoài ra, những loại thực phẩm như: bơ thực vật, dầu ăn, thức ăn chiên xào và bánh ngọt cũng không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, vì thế hãy hạn chế với những loại đồ ăn này.

Hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân

Biết rõ tình trạng sức khoẻ của mình sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra lượng cholesterol, lượng đường trong máu và các dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp để biết chắc chắn về tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình.

Khi khám bệnh, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh chế độ ăn uống, làm việc, tập thể dục… sao cho phù hợp nhất với bạn. Những bệnh tim mạch thường có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì bạn càng cần chú ý và đi kiểm tra sức khỏe sớm.

Thể dục thể thao thường xuyên

Thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục có thể làm tăng cholesterol “tốt”, và giảm cholesterol “xấu”. Bạn không nhất thiết phải tập thể dục ở một cường độ cao, chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng đã giúp điều hoà hệ tim mạch; tăng cường nhịp tim, giảm những nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Không sử dụng các chất kích thích

Hút thuốc dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao gấp 2 – 4 lần. Đồng thời, hút thuốc còn làm hẹp động mạch, tăng huyết áp khiến nhiều khả năng bị đông máu, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau tim. Đặc biệt, nếu bạn hút thuốc, những người xung quanh cũng sẽ bị “hút thuốc thụ động”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ những người xung quanh bạn. Những người không hút thuốc nhưng nếu thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ gây ra bệnh tim.

Nguồn: syt.bacgiang.gov.vn