Bệnh đau mắt đỏ và cách phòng ngừa cho trẻ mà phụ huynh nên biết

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Bệnh đau mắt đỏ có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 ngày. Sau đó trẻ sẽ xuất hiện những triệu ban đầu của bệnh. Bao gồm các hiện tượng như chứng ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng. Đi kèm với đó là triệu chứng chảy nước mắt và tiết nhiều ghèn mắt. Đôi khi ngủ dậy sẽ có hiện tượng ghèn mắt có thể làm hai mi trẻ dính chặt lại khó mở mắt. Bệnh thường sẽ có những biểu hiện ở một mắt trước. Thế nhưng nếu không có phương pháp chữa trị kịp thời mắt thứ 2 cũng sẽ bị viêm sau khoảng 3-5 ngày.

Trong trường hợp nặng, bé có thể bị xuất huyết kết mạc từ đó làm mờ mắt. Trẻ có thể sẽ có hiện tượng sợ ánh sáng do tổn thương giác mạc. Ngoài ra, trẻ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ. Cùng với đó là sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, sưng amidan,…

Bệnh đau mắt đỏ là gì và bệnh này có thật sự nguy hiểm không?

Đau mắt đỏ gọi theo thuật ngữ chuyên môn là bệnh viêm kết mạc, nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn hay các loại siêu vi như vi rút Adeno. Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan rất cao và dễ gây thành dịch trong cộng đồng. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành thông qua các chất tiết của đường hô hấp, nước bọt và dịch tiết của mắt khi dùng chung khăn mặt, cốc nước, các vật dụng dính chất tiết của người bệnh hay tắm chung hồ bơi.

Bệnh đau mắt đỏ là gì và bệnh này có thật sự nguy hiểm không?

Các nguyên nhân gây viêm kết mạc thường gặp như:

Virus: là nguyên gây bệnh hay gặp nhất, trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm. Nhưng thường tự khỏi trong vòng ngày mà không cần điều trị.

Vi khuẩn: gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza …đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị.Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt.

Dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất…):chiếm từ 15%- 40%, khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, có thể kéo dài hay tái phát.

Phòng bệnh đau mắt đỏ một cách hiệu quả nhất

Để phòng bệnh đau mắt đỏ, khuyến cáo các bậc phụ huynh nên:

  • Tránh cho bé tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt đỏ.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ.
  • Cho trẻ sử dụng vật dụng cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén,…
  • Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng sát khuẩn.
  • Không cho trẻ dùng tay dụi mắt.
  • Hạn chế cho trẻ đi bơi trong mùa dịch đau mắt đỏ. Tập thói quen dùng kính bơi khi đi bơi.
  • Đeo kính cho trẻ khi đi đường để tránh bụi.
  • Cho trẻ tập luyện thể thao và ăn đầy đủ vitamin để tăng cường khả năng miễn dịch.

Bệnh đau mắt đỏ là gì và bệnh này có thật sự nguy hiểm không?

Tuy nhiên, do bệnh đau mắt đỏ lây lan rất nhanh nên: người bệnh cần có ý thức không nên sờ mó vào mắt đau, không bắt tay người khác, không dùng chung khăn mặt… Khi bị bệnh, cũng không nên tới những nơi công cộng như bể bơi, trường học và khi đi ra ngoài, nên đeo kính, khẩu trang… để tránh lây lan cho người khác.

Khi bị bệnh đau mắt đỏ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám bệnh tại bác sĩ chuyên khoa nhi hay mắt. Không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho trẻ. Một số loại thuốc nhỏ mắt trên thị trường có chứa corticoides có thể khiến trẻ bị loét giác mạc, tăng nhãn áp gây mù lòa. Phụ huynh cũng không nên dùng lá trầu xông khi đau mắt bởi nhiệt nóng của nước và của lá trầu sẽ làm bỏng mắt làm tổn thương mắt nặng nề hơn.

Xem thêm cách phòng bệnh mới nhất tại đây.

Nguồn: tuoitre.vn