Hiện tượng vàng da thường xuất hiện khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh non tháng, sau khi vừa chào đời 2 – 3 ngày, thường xuất hiện chứng vàng da. Ở những trẻ đủ tháng, triệu chứng thường khá là hiếm và chỉ chiếm tỷ lệ khoảng chừng 25 – 30%. Nguyên nhân đó là do sinh lý của trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của Bilirubin. Đây là chất có màu vàng và thường được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và giải phóng.
Hiện tượng vàng da thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bởi vì các bé có số lượng tế bào hồng cầu cao, lại thường xuyên bị phá vỡ và thay mới liên tục Trong khi đó, gan của trẻ sơ sinh lại thường chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu. Chính vì vậy mà gây nên gây ra tình trạng này. Khi trẻ lớn đến thời điểm khoảng 2 tuần tuổi. Gan sẽ phát triển một cách đầy đủ hơn để có khả năng xử lý và lọc bỏ hết Bilirubin. Chính vì thế bệnh vàng da sinh lí ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự khỏi mà không để lại bất cứ nguy hiểm nào.
Bệnh vàng da ở trẻ làm thế nào để phụ huynh có thể nhận biết
Vàng da không phải bệnh mà là dấu hiệu cho thấy nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ 3-4 ngày tuổi và biến mất sau khoảng 1-2 tuần. Tuy vàng da không gây đau đớn. Nhưng có thể gây ra hậu quả di chứng thần kinh cho trẻ nếu không được điều trị phù hợp. Biến đổi sắc vàng đầu tiên ở mặt, sau đó là ngực, bụng, cánh tay và cuối cùng là chân. Tuy nhiên, ở một số trẻ, hiện tượng vàng da không tiến triển dần dần từ đầu đến chân. Mà chúng có thể xuất hiện đồng thời trên toàn thân.
Khi bố mẹ ấn ngón tay lên trán hoặc mũi của bé, vùng da đó chuyển sang màu vàng. Khi đó, tiếp tục theo dõi vàng da bằng cách ấn vào phần nổi của xương ngực, hông và đầu gối của bé. Dấu hiệu vàng da nặng của trẻ sẽ gồm:
- Vàng da đến gối hoặc cẳng chân
- Trẻ sốt
- Bú kém
- Quấy khóc hoặc ngủ li bì
- Gồng ưỡn người, cổ
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị càng sớm càng tốt.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh vàng da hiệu quả
Cho bé bú đủ sữa mẹ để giúp đào thải bilirubin qua phân và nước tiểu. Cách thông thường nhất để nhận biết bé có bú đủ hay không là xác định số lượng tã ướt. Cụ thể là bé sẽ cần thay ít nhất 6 chiếc tã mỗi ngày. Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng) là phương pháp phổ biến hiện nay trong điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này so với việc cho bé tắm nắng là không làm tổn thương da trẻ và hiệu quả ở hầu hết các trẻ sơ sinh.
Thay máu – là một biện pháp làm giảm nhanh nồng độ bilirubin trong máu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực hiện khi trẻ không đáp ứng với các phương pháp khác và có nguy cơ nhiễm độc thần kinh do nồng độ bilirubin trong máu quá cao. Nếu vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng gây nhiễm độc thần kinh và để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí là tử vong.
Việc mẹ tuân thủ theo đúng lịch khám thai của bác sĩ là cách phòng ngừa vàng da bệnh lý của trẻ sơ sinh tốt nhất. Đặc biệt là chú trọng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý vào các tháng cuối thai kỳ để tránh sinh non. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình thai nghén thì cần đến cơ sở y tế ngay để được bác sĩ sản khoa theo dõi.
Xêm thêm cách phòng bệnh mới nhất tại đây.
Nguồn: aih.com.vn