Quai bị ở trẻ là căn bệnh cần được phòng ngừa hiệu quả

Quai bị ở trẻ là căn bệnh cần được phòng ngừa hiệu quả

Phòng bệnh cho trẻ Sức khỏe

Quai bị là một căn bệnh không hề hiếm ở nước ta. Và theo ghi nhận, mỗi năm ở Việt Nam có hàng ngàn trường hợp mắc bệnh được thống kê. Tuy là căn bệnh khá nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị. Ngoài ra bệnh còn có nhiều biến chứng phức tạp nhưng phần đông người dân thường lơ là. Và chỉ chữa bệnh khi mắc phải chứ không có ý thức cao trong việc phòng ngừa bệnh quai bị.

Quai bị là bệnh do loài virus Paramyxovirus gây nên. Bệnh chỉ xuất hiện ở người, và thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 10 tuổi. Bệnh thường phát vào điểm mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như tại: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể… Quai bị là một bệnh có thể truyền nhiễm gây ra bởi virus, thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác thông qua tuyến nước bọt, dịch tiết mũi. Và lây từ người sang người khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh. Tình trạng chủ yếu ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, hay còn được gọi là tuyến mang tai.

Bệnh quai bị có những dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Các triệu chứng quai bị thường xuất hiện trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng ban đầu có thể tương tự bệnh cúm, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Biếng ăn
  • Sốt nhẹ

Trong vài ngày tiếp theo, trẻ sẽ sốt cao khoảng 39 độ C và sưng tuyến nước bọt. Các tuyến có thể không sưng lên cùng một lúc. Thông thường, chúng sẽ sưng và đau từng đợt. Trẻ có thể truyền virus quai bị cho người khác kể từ khi trẻ tiếp xúc với virus cho đến khi tuyến mang tai sưng lên. Hầu hết những trẻ mắc bệnh đều có biểu hiện của việc nhiễm virus gây bệnh nhưng cũng có trẻ có rất ít hoặc không có triệu chứng nào.

Cần chửa trị và phòng chống bệnh cho trẻ hiểu quả.

Vì quai bị do một loại virus gây ra nên kháng sinh hoặc các loại thuốc sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, việc điều trị các triệu chứng sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:

Cần chửa trị và phòng chống bệnh cho trẻ hiểu quả.

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt.
  • Làm dịu các tuyến bị sưng bằng túi chườm đá
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt
  • Ăn thức ăn mềm như súp, sữa chua…để hạn chế đau
  • Tránh các loại thức ăn và nước uống chứa axit.
  • Phòng ngừa bệnh cho trẻ
  • Tiêm vaccine có thể ngăn ngừa quai bị. Hầu hết trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi đều được chủng ngừa sởi, quai bị và rubella cùng một lúc. Liều thứ 2 của vaccine sẽ được tiêm khi trẻ 4 – 6 tuổi.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị cần lưu ý

Điếc tai: Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, biến chứng điếc tai rất hiếm gặp, với tỷ lệ 1/200.000 trẻ bị nhiễm bệnh quai bị. Điếc tai xảy ra ở giai đoạn khởi phát do virus quai bị gây tổn thương ốc tai. Điếc tai do biến chứng bệnh này rất khó hồi phục, thường là điếc một bên tai, hiếm gặp cả hai tai. Hiện nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa biến chứng này. Tuy đã có phương pháp cấy ghép ốc tai để cải thiện thính lực nhưng phương pháp này gây nhiều cản trở và tốn kém.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị cần lưu ý

Viêm não: Virus quai bị sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não (gây ra các vấn đề phối hợp vận động). Các biến chứng hệ thần kinh từ bệnh sẽ thường gặp hơn ở người lớn hơn nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em.

Xem thêm cách phòng bệnh mới nhất tại đây.

Nguồn: phongkhamsgpq.vn