Suy dinh dưỡng là một bệnh lý rất thường thấy ở trẻ em. Và đặc biệt nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường sẽ để lại hậu quả rất nặng nề và không những cho cá nhân, gia đình. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, không nên thấy trẻ nhỏ hơn con gia đình khác mà vội càng kết luận con bị suy dinh dưỡng. Và cũng không nên ép con ăn thật nhiều, khiến trẻ sợ hãi. Đây chỉ là một trong những dấu hiệu nhỏ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Và bạn cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để xác định rõ hơn.
Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ kém phát triển về thể chất
Những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em có rất nhiều. Chế độ dinh dưỡng của trẻ không đủ về số lượng và chất lượng. Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, không được ăn bổ sung hợp lý. Hay trẻ bị các bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy cấp… Làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Nguyên nhân gián tiếp là do điều kiện kinh tế gia đình nghèo đói, môi trường ô nhiễm, chăm sóc chưa tốt,… Các giai đoạn của quá trình suy dinh dưỡng diễn ra như sau:
- Giai đoạn sớm: Biểu hiện đứng cân kéo dài hoặc sụt cân.
- Giai đoạn toàn phát: Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, chán ăn hay quấy khóc, ít ngủ. Mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm biết đi, chậm biết bò, chậm mọc răng…
Nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng bằng những cách sau đây
Nên cân và đo chiều cao cho bé hàng tháng, đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng chuẩn. Với trẻ dưới 2 tuổi, nên cân đo hàng tháng, còn với trẻ trên 2 tuổi, 3 tháng nên cân đo các chỉ số cho trẻ 1 lần. Khi trẻ đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng. Tức là đường biểu diễn cân nặng đi theo hướng nằm ngang hoặc đi xuống. Đây là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Với các trường hợp không có điều kiện cân đo cho con hàng tháng. Cần quan sát biểu hiện của trẻ để nhận biết kịp thời trẻ suy dinh dưỡng. Khi thấy trẻ nhỏ hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi, ăn ít, không ngon miệng, da nhợt nhạt. Đồng thời chân tay nhão, thậm chí teo cơ, ngủ nhiều, ủ rũ, kém linh hoạt. Khi có triệu chứng cần đưa trẻ đến chuyên khoa dinh dưỡng. Để khám để xác định trẻ có suy dinh dưỡng không và có những can thiệp kịp thời.
Tuy nhiên, không nên thấy trẻ nhỏ hơn con người khác mà vội càng kết luận con bị suy dinh dưỡng và ép con ăn thật nhiều, khiến trẻ sợ hãi. Đây chỉ là một trong những dấu hiệu thiếu dinh dưỡng ở trẻ em, cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để xác định rõ hơn.
Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em một cách hiệu quả
Phụ nữ khi có thai cần được khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ và tiêm đủ vắc xin phòng uốn ván theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trong lúc mang thai phụ nữ cần ăn đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng và bổ sung viên sắt đến 1 tháng sau sinh.
Trẻ sinh ra phải được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì kéo dài đến 24 tháng tuổi. Từ tháng thứ 7 tập cho trẻ ăn dặm đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: Nhóm chất bột đường, Nhóm chất đạm, Nhóm chất béo, Nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất; sử dụng muối iốt và không ăn mặn.
Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Định kỳ đưa trẻ đi uống vitamin A 2 lần một năm và sáu tháng tẩy giun một lần cho trẻ trên 2 tuổi. Chăm sóc trẻ tốt trong và sau khi trẻ mắc bệnh, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Hàng tháng đưa trẻ đến trạm y tế cần, theo dõi biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng.
Xem thêm cách phòng bệnh cho trẻ tại đây.
Nguồn: ttytytuyenlac.com