Chim cút - loài chim được mệnh danh là nhân sâm động vật

Chim cút – loài chim được mệnh danh là nhân sâm động vật

Bài thuốc dân gian Sức khỏe

Chim cút chắc hẳn không còn quá xa lạ với chúng ta, đây là loại chim nhỏ, được chế biến thành nhiều món ăn ngon trong bữa cơm gia đình. Ngoài việc là một nguyên liệu nấu ăn, trong Đông y, chim cút còn được gọi là nhân sâm động vật bởi vì nó chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá. Không chỉ dùng để nấu ăn các món ăn hàng ngày, chim cút còn được kết hợp với những vị thuốc Đông y khác để tạo ra một loại thuốc mới, trị một số bệnh thường gặp hàng ngày. Hãy cùng bài viết dưới đây tham khảo một số bài thuốc chế biến từ chim cút nhé!

Tìm hiểu về chim cút

Chim cun cút, gọi tắt là chim cút, có nguồn gốc ở châu Á. Chúng sống thích hợp ở những vùng khí hậu ấm áp và hơi nóng. Lần đầu tiên giống này được thuần hoá ở Nhật bản. Chim cút thuộc nhóm chim bay (Carinatae), gồm 25 bộ. Mỏ ngắn, thích nghi với bới đất tìm thức ăn. Con trống sặc sỡ, nhất là vào mùa sinh sản. Chim non nở ra có lông che phủ và khoẻ. Các loài cun cút Cựu thế giới đôi khi cũng được gọi là chim cút. Nhưng chúng thuộc về họ Turnicidae và chúng không phải là chim cút thật sự. Cũng như chưa thấy ở đâu nuôi chúng với mục đích lấy thịt hay trứng ở quy mô thương mại như các loài chim cút.

Tìm hiểu về chim cút

Chim cút là các loài chim nhỏ, mập mạp, sống trên đất liền. Chúng là các loài chim ăn hạt, nhưng cũng ăn cả sâu bọ và các con mồi nhỏ tương tự, làm tổ trên mặt đất. Lúc đầu người ta thuần hoá chúng để nuôi như một loài chim cảnh và chim hót. Mãi đến năm 1900, cút Nhật bản mới được nuôi để lấy thịt và trứng ăn. Sau đó nhanh chóng lan sang nhiều nước trên thế giới. Chim cút có nhiều giống khác nhau. Chuyên thịt hoặc chuyên trứng. Có giống chuyên nuôi để phục vụ săn bắn. Ớ châu Mỹ cũng có nhiều giống, nhưng nuôi để lấy thịt và trứng thì chủ yếu vẫn là chim cút Nhật bản.

Giá trị dinh dưỡng của chim cút

Không chỉ gà, vịt có thể chế biến thành các món ăn ngon cho gia đình mà chim cút cũng vậy. Thịt ngọt, xương mềm, các món ăn từ chim cút như chim cút chiên bơ, chim cút chiên nước mắm hay chim cút chiên giòn… thơm lừng sẽ làm hài lòng những ai thưởng thức. Thịt chim và trứng chim cút còn là vị thuốc tốt cho người suy nhược, tiêu chảy, phong thấp. Chim cút giàu protein, chất béo, các muối vô cơ, sinh tố. Do tác dụng bổ dưỡng tăng lực rõ rệt nên ở Trung Quốc, chim cút được gọi là nhân sâm động vật.

Theo Đông y, chim cút vị ngọt, tính bình; vào tỳ, vị, đại tràng. Tác dụng bổ hư, ích khí, thanh lợi, thấp nhiệt. Trị các chứng lao, suy nhược, tiêu, chảy, kiết lỵ, suy dinh dưỡng, phong thấp. Ngày dùng 1 – 4, 5 con; có thể nấu, luộc, chưng, hầm, chiên, nướng. Sau đây là một số thực đơn chữa bệnh có chim cút.

Những món ăn bồi bổ làm từ chim cút

  • Cháo trứng cút: cháo trắng (gạo tẻ hoặc gạo nếp) 1 bát, trứng chim cút 2 – 3 quả. Ăn vào buổi sáng hoặc tối. Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, người thể trạng suy nhược.
  • Cháo chim cút cật lợn: chim cút 3 con, gạo tẻ 80g, đậu đỏ 60g, bầu dục (cật lợn) thái lát 200g. Tất cả nấu cháo, thêm gia vị. Dùng tốt cho người ho lao, mệt mỏi thở gấp, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, viêm thận phù nề, đau lưng mỏi gối, suy kiệt, thiểu dưỡng.

Những món ăn bồi bổ làm từ chim cút

  • Trứng chim cút bạch cập: bạch cập lượng thích hợp, tán bột mịn. Trứng chim cút 3 quả (bỏ vỏ), khuấy đều với bột bạch cập, thêm nước sôi, uống vào các buổi sáng, một đợt vài ba tuần. Dùng tốt cho người bị lao phổi khái huyết.
  • Chim cút xào măng (Am thuần nhục phiến): chim cút 100g, măng tre 30g, mộc nhĩ 12g, dưa chuột 12g. Chim cút làm sạch bỏ ruột; măng tre, mộc nhĩ ngâm mềm, rửa sạch, thái lát. Rán chim cút cho chín, cho thêm nước hàng, bột đậu, măng, nấm, dưa chuột đã thái lát vào xào chín toàn bộ, nêm chút bột ngọt. Dùng cho người bị lao, suy nhược, tiêu, chảy, kiết lỵ, suy dinh dưỡng, phong thấp.
  • Chim cút chiên dầu mè: chim cút làm sạch (4 – 5 con), tẩm bột, trứng gà, lá mơ, dùng dầu mè chiên. Dùng cho người suy nhược, hư lao thở gấp, mỏi mệt, tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày ăn kém, người cao tuổi.

Chim cút kết hợp với các nguyên liệu Đông y

Chim cút kết hợp với các nguyên liệu Đông y

  • Chim cút hầm kỷ tử đỗ trọng: chim cút 4 – 5 con làm sạch bỏ ruột, kỷ tử 30g, đỗ trọng 15g. Tất cả hầm nhừ, vớt bỏ bã thuốc, thêm gia vị. Dùng tốt cho người phong thấp, thoái hóa khớp, đau lưng mỏi gối, mệt mỏi, thở gấp.
  • Chim cút hầm đậu đỏ: chim cút 4 – 5 con làm sạch bỏ ruột, đậu đỏ 100g, gừng tươi 15g (gọt vỏ đập giập). Tất cả hầm nhừ, thêm gia vị. Dùng tốt cho người bị tiêu chảy, kiết lỵ. Cho vào bụng mỗi con chim cút 1 con trùng thảo, khâu lại, thêm gia vị hầm nhỏ lửa chín nhừ. Dùng tốt cho người ho lao, hen suyễn, khái huyết, mệt mỏi thở gấp; đau lưng, mỏi gối, ăn kém; người bệnh sau thời gian bệnh nặng dài ngày.
  • Trứng chim cút hầm sâm quy đại táo: trứng chim cút 3 quả, đảng sâm 15g, đương quy 12g, đại táo 10 quả. Tất cả hầm nhừ. Dùng cho người dưỡng bệnh sau thời kỳ nằm viện, sản phụ sau khi sinh con, suy nhược thần kinh.
  • Kiêng kỵ: Người đang bị cảm sốt nhiều đờm không dùng chim cút.

Hy vọng bài viết của Xuất bản online đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị về chim cút – một loại nhân sâm động vật.

Nguồn: suckhoedoisong.vn