Trong y học cổ truyền, quả cà tím là một loại cây thuốc nam có tính mát, vị ngọt, có tác dụng chữa chứng tiểu ra máu, viêm phế quản cấp, táo bón, ăn không tiêu, ứ trệ, có tác dụng giảm béo, hạ huyết áp hiệu quả, lành tính. Nhiều nghiên cứu trong y học hiện đại đã xếp cà tím vào loại rau quả chứa một hàm lượng cao vitamin PP, vitamin E và khoáng chất có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống phù nề. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số bài thuốc hữu hiệu đến từ cà tím.
Tìm hiểu thông tin tổng quát về cà tím
Mặc dù thường được coi là một loại rau, Nhưng về mặt bản chất, cà tím vẫn là một loại trái cây. Vì cà tím phát triển từ cây có hoa và chứa hạt. Thông thường, người ta chỉ biết đến loại cà tím vỏ ngoài bóng, màu tím, hình giọt nước bởi trên thực tế chúng là loại cà tím phổ biến nhất. Tuy nhiên, loại rau đa dụng này có rất nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Tìm hiểu sâu hơn một chút tại chợ nông sản ở nhiều địa phương trên toàn thế giới bạn có thể tìm thấy những quả cà tím hình bầu dục, dài và thon. Hoặc những quả cà tím hình quả dưa có vỏ màu trắng, xanh lá cây, hồng, cam và thậm chí là sọc.
Khi cắt một miếng ra, bạn sẽ thấy bên trong quả cà tím có màu trắng như thịt. Có thể có một chút màu xanh lá cây hoặc màu vàng. Nếu bên trong có màu nâu, cà tím có thể đã bị hỏng. Cà tím là một loại rau được sử dụng tương đối phổ biến trong những bữa ăn của người châu Âu. Giống như khoai tây, cà chua và ớt. Ban đầu, cà tím đến từ Ấn Độ và Châu Á. Nơi chúng mọc nhiều trong tự nhiên. Cà tím đã đến châu Âu với đế chế Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7 và 8. Các nhà sử học tin rằng người Anh đã đặt ra thuật ngữ cà tím đối với loại rau này trong thời gian họ chiếm đóng Ấn Độ. Aubergine và Brinjal là những tên gọi khác của nó.
Những công dụng từ nước luộc cà tím
Cà tím đem rửa sạch, nên ngâm với nước muối loãng để tăng khả năng kháng khuẩn. Thái cà tím thành miếng mỏng, cho nước vào nồi đun sôi, thả cà tím vào. Đậy nắp trong 2 phút rồi tắt bếp. Để cà tím ngâm trong nồi cho đến khi nước nguội hoàn toàn. Chắt lấy phần nước bỏ cái. Nước cà tím còn có công dụng bảo vệ tim mạch. Do cà tím có chứa lượng kali dồi dào, hàm lượng sắt, magie trong cà tím có tác dụng phòng ngừa bệnh thiếu máu và cải thiện chức năng tim. Mặt khác, nước cà tím có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Và giúp loại bỏ các độc tố qua đường tiểu, giảm lượng lipid và cholesterol trong máu.
Nước luộc cà tím là một loại thức uống bạn có thể lựa chọn nếu đang trong quá trình ăn kiêng. Do tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, theo sách cổ, cà tím tính lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác. Mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, đại tiện lỏng không nên dùng.
Bài thuốc dân gian từ cà tím
- Chữa viêm phế quản cấp. Đại tiện táo kết: cà tím 500g đem thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn, gia vị vừa đủ, trộn đều đun cách thủy. Ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn 5 – 7 ngày liền là một liệu trình.
- Chữa viêm gan vàng da: cà tím thái miếng, trộn lẫn gạo nấu thành cơm. Ăn trong 5-7 ngày.
- Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu: cà tím 200g, mã đề 15g, gừng 5g, hành, tỏi, gia vị vừa đủ. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, đập dập. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành, tỏi vào phi thơm rồi bỏ cà, mã đề vào xào chín là được.
- Tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp: thịt gà 500, cà tím 200g, sơn tra 10g, gừng 3g, hành, gia vị vừa đủ. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng tẩm ướp gia vị xào chín; cà tím cắt miếng, gừng cắt lát. Tất cả cho vào nồi đổ nước xâm xấp, vừa tới, đun nhỏ lửa gà chín mềm, cho hành vào, nêm gia vị, ăn nóng với cơm.
- Trị đại tiện táo kết: cà tím 200g nấu các món ăn đơn giản.
Hy vọng bài viết của Xuất bản online đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
Nguồn: suckhoedoisong.vn