Những sai lầm vợ chồng hay mắc phải khi tranh cãi

Những sai lầm các cặp vợ chồng hay mắc phải khi tranh cãi

Đời sống Đời sống gia đình

Trong cuộc sống vợ chồng, xảy ra bất đồng, tranh cãi là chuyện khó có thể tránh khỏi. Đặc biệt là khi xảy ra những mẫu thuẫn mà cả hai chẳng thể nào kiểm soát được lời nói, hành vi của mình. Những lỗi trong cuộc cãi vã, chẳng hạn như cùng một lúc lôi ra nhiều vẫn đề để kết tội, nói nhiều nhưng đối phương không chịu lắng nghe. Hay chiến tranh lạnh, xúc phạm người bạn đời… Tình trạng này xảy ra nhiều lần sẽ đẩy mối quan hệ đến bờ vực tan vỡ. Bởi vậy, khi tranh cãi nổ ra, các cặp vợ chồng hãy tránh ngay những việc sau đây nếu không muốn mọi chuyện càng trở nên tồi tệ.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể thể hiện sự khinh thường

Thể hiện ngôn ngữ cơ thể như khoanh tay hoặc quay lưng với vợ/chồng có thể khiến các cuộc tranh cãi tồi tệ hơn. Những cử chỉ khác như chỉ tay, gạt tay là những dấu hiệu thể hiện sự tức giận, khinh thường đối phương. Chế nhạo bằng cách trợn mắt, lắc đầu có thể khiến vợ chồng càng thêm thù địch.

Thay vì khoanh tay, hãy thử quay mặt về phía bạn đời, giữ lòng bàn tay hướng lên trên. Ngồi xuống và giao tiếp bằng mắt cũng rất hữu ích với hai bạn. Hành động này cho thấy bạn không cố gắng gây sự mà muốn lắng nghe. Ôm bạn đời hoặc nắm tay khi họ buồn hoặc khóc để thể hiện sự quan tâm, nhưng chỉ khi họ sẵn sàng cho phép bạn chạm vào.

Đả kích nhiều vấn đề không liên quan cùng lúc

Dù khởi đầu cuộc tranh cãi về một chủ đề, nhưng bạn và chồng/vợ lại tiếp diễn bằng những chủ đề không liên quan. Hai bạn thường lấy xích mích cũ hoặc sai lầm trong quá khứ làm bằng chứng cho cuộc chiến hiện tại. Tất cả những điều đó chỉ phục vụ cho cái tôi của bạn và khiến bạn đời khó chịu hơn.

Cuộc tranh cãi cũng sẽ rối ren vì không ai dám chắc có thể giải quyết một loạt các vấn đề cùng một lúc. Bạn chỉ nên tập trung vào một chủ đề đang bàn, tránh lan man. Nếu vợ/chồng nghiêng về chủ đề khác, hãy khéo léo kéo họ quay lại.

Đả kích nhiều vấn đề không liên quan cùng lúc

Đổ lỗi lẫn nhau

Dù muốn chứng minh bạn đời sai thì việc chỉ tay và nói “Tất cả là lỗi của anh/cô” chẳng khác gì bạn khởi tố họ trước tòa. Bạn có thể thắng ở thời điểm đó, nhưng mối quan hệ vợ chồng sẽ sứt mẻ. Cuộc tranh cãi cũng thêm căng thẳng khi bạn chỉ chăm chăm nhìn vào khuyết điểm của đối phương mà không muốn thấy khuyết điểm của mình.

Nên kiên nhẫn và cố gắng hiểu nguyên nhân bạn đời có hành động như vậy. Nếu cảm thấy như họ đang tấn công mình, hãy giữ bình tĩnh, cởi mở đáp lại.

Chiến tranh lạnh 

Chiến tranh lạnh diễn ra khi bạn không muốn giao tiếp, thậm chí đến mức phớt lờ sự tồn tại của bạn đời. Có lẽ bạn làm vậy để tránh xung đột, để thông báo rằng bạn đang tức giận hoặc để trừng phạt đối phương. Nhưng dù lý do là gì thì việc im lặng sẽ không tốt cho sức khỏe.

Nếu bạn muốn loại mình khỏi một cuộc tranh cãi ồn ào, thay vì im lặng và giả vờ đối phương không tồn tại, hãy nói bạn cần thời gian để giải tỏa. Nếu muốn bạn đời biết bạn đang nổi điên, thay vì “chiến tranh lạnh”, hãy nói chuyện và nói lên cảm giác của bạn.

Không lắng nghe đối phương

Bạn muốn nói và muốn được lắng nghe, nhưng lại không muốn lắng nghe người khác. La mắng hoặc nghe chỉ để có cái đối đáp, vặn vẹo, sẽ không thể giúp vợ chồng giải quyết khúc mắc. Ngắt lời đối phương khi họ đang tranh luận chỉ để nói “Anh hiểu sai ý tôi rồi” cũng chỉ khiến cả hai cảm thấy đang bị hiểu lầm.

Nếu chồng/vợ nói điều gì khiến bạn khó chịu, hãy yêu cầu họ nói theo cách khác để dễ tiếp nhận. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp “5-5-5”. Trong đó, mỗi người dành 5 phút để nói, người kia lắng nghe, sau đó sử dụng 5 phút còn lại để cùng tranh luận.

Không lắng nghe đối phương

Tranh cãi không đúng chỗ hoặc sai cách thức

Tranh cãi ở nơi công cộng, nơi làm việc hoặc nhà của cha mẹ. Đây có thể khiến mọi việc nhạy cảm hơn theo một cách không cần thiết. Cãi nhau qua tin nhắn hoặc điện thoại cũng rất dễ gây hiểu lầm. Việc không nhìn thấy biểu hiện khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể. Sẽ khó để đối phương biết bạn thực sự cảm thấy thế nào.

Bất đồng có thể bắt đầu không đúng chỗ. Nhưng bạn có thể đề nghị thảo luận sau – ở một không gian riêng. Nếu sắp xảy ra cuộc chiến khi đang nói chuyện điện thoại hoặc nhắn tin. Vậy thì tốt nhất nên kết thúc bằng cách đề nghị gặp mặt trực tiếp.

Sử dụng từ ngữ thô thiển

Một cuộc chiến căng thẳng có thể mang lại những cảm xúc tồi tệ. Và khiến bạn muốn chửi bới, lăng mạ đối phương. Đây là một trong những hành động gây chia rẽ nghiêm trọng bạn và bạn đời. Sẽ khiến họ thấy bản thân tồi tệ.

Hãy tỉnh táo trong việc lựa chọn từ ngữ và theo dõi cảm xúc của chính mình. Luôn ghi nhớ điều gì mới thực sự quan trọng. Và đặt mình vào vị trí của đối phương – sẽ thế nào nếu bị xúc phạm.

Đem tình cảm ra để mặc cả

Thay vì nói “Em thấy anh đang lạnh nhạt với em”. Bạn lại nói “Tôi không thể ở cạnh một người lạnh nhạt”. Khi cãi nhau, cả hai sẽ khá nhạy cảm. Và việc đe dọa sự lâu dài của mối quan hệ sẽ chỉ làm mọi việc thêm căng thẳng. Bạn đời sẽ cảm thấy họ không có quyền thể hiện bản thân. Vì nếu làm vậy, mối quan hệ sẽ rạn nứt.

Hãy cẩn thận với cách diễn đạt câu từ, tránh đặt câu hỏi về sự lâu bền của tình yêu. Khi đang tranh cãi những thứ không liên quan. Dù người yêu có thể làm điều bạn không thích. Nhưng không có nghĩa bạn không thể yêu họ. Một mối quan hệ tích cực cần giao tiếp tốt.

Đem tình cảm ra để mặc cả

Tranh cãi khi đang đói

Đây là những yếu tố bên ngoài có thể khiến cuộc tranh cãi thêm căng thẳng. Một nghiên cứu đăng trên thư viện Y khoa quốc gia Mỹ, năm 2014 cho thấy. Những người có lượng glucose thấp (do đói). Họ có hành vi hung hăng hơn với bạn đời của họ.

Hãy dành một phút để đánh giá xem bạn đang tranh cãi vì một vấn đề cụ thể. Hay vì đang ở trong tình trạng khiến bạn muốn cãi nhau. Nếu kiệt sức, hãy nghỉ ngơi trước khi bắt đầu thảo luận. Nếu bạn đói, hãy ăn nhẹ trước, ngay cả khi không thích.

Dùng từ như “luôn luôn” và “không bao giờ” để cường điệu vấn đề

Khi nói những lời này, đồng nghĩa với việc bạn đang ám chỉ vợ/chồng không thể làm điều gì đúng. Và không tin họ có thể thay đổi. Người nghe sẽ cảm thấy có cố gắng thay đổi cũng vô ích. Vậy nên không cần thay đổi.

Những từ cực đoan này cũng hiếm khi đúng sự thật. Tuyệt đối không sử dụng “luôn luôn” và “không bao giờ” khi tranh luận. Hãy nói cụ thể về tình huống xảy ra. Chẳng hạn như “Anh làm tôi buồn vì hôm nay anh không đến dự buổi biểu diễn của con đã hứa”.

Tranh cãi trước mặt người khác

Tranh cãi trước mặt người khác

Ai cũng cần được tôn trọng, ai cũng có tính sĩ diện cao. Khi hai vợ chồng cãi nhau trước mặt người khác một phần ai cũng khăng khăng tranh cãi bằng thắng thì thôi. Chính vì vậy có thể ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói giữa hai người làm tổn thương nhau. Thậm chí mức độ tổn thương còn lớn hơn và khó khăn để hàn gắn. Bởi cái tôi của ai cũng lớn. Ai cũng nghĩ mình không được tôn trọng. Và tất cả mọi người đều chứng kiến thấy điều đó, mỗi người nói một câu làm sự việc đi xa hơn.

Tranh cãi trước mặt con cái

Trẻ con thường dễ bị tổn thương và tâm lý tính cách đang được hình thành chưa toàn diện. Vậy nên trẻ thường hay có những suy nghĩ lệch lạc, nhạy cảm. Chính vì vậy cha mẹ cần hết sức để tâm tới việc khi cãi nhau tránh để con cái trông thấy. Trẻ sẽ cảm thấy chán nản với gia đình.Gây ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển tâm lý, suy nghĩ của trẻ.

Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Đời sống gia đình.

Nguồn: vnexpress.net