Người cao tuổi có thể làm gì để ngăn ngừa bệnh tiểu đường?

Người cao tuổi có thể làm gì để ngăn ngừa bệnh tiểu đường?

Phòng bệnh cho người lớn tuổi Sức khỏe

Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến lượng đường huyết (glucose) trong cơ thể tăng cao. Glucose là chất rất quan trọng đối với sức khỏe. Vì nó là nguồn cung cấp các năng lượng cần thiết cho các tế bào cấu tạo nên cơ và mô. Ngoài ra nó đóng vai trò chính trong những hoạt động của não.

Bệnh tiểu đường có thể gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết dưới đây, xuatbanonline.com sẽ đề cập đến các thông tin chi tiết nhất về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi. Bài viết này sẽ giúp bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho người già bị bệnh tiểu đường tốt hơn.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Các nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc tiểu đường ở những người cao tuổi là :

  • Do những thay đổi về chuyển hóa glucose.
  • Do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi.
  • Do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu
  • Do lối sống tĩnh tại ít hoạt động và do họ thường có béo phì hoặc thừa cân.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, tần suất mắc bệnh đái tháo đường thường tăng theo tuổi và tuổi cao là một yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh.

Triệu chứng:

Ða số các bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thuộc type 2. Việc chẩn đoán được các bệnh nhân này là tương đối khó khăn do các biểu hiện của bệnh thường không có hoặc không điển hình. Ví dụ, bệnh nhân không uống nhiều do không hoặc rất ít khát, ngược lại họ thường phàn nàn vì thấy yếu mệt, sút cân hoặc hay bị nhiễm trùng…

Các dạng tiểu đường

Hiện nay, các dạng tiểu đường thường gặp nhất là đái tháo đường tuýp 1, 2 và tiểu đường thai kỳ.

Đái tháo đường tuýp 1, 2

Tiểu đường tuýp 1, hay đái tháo đường tuýp 1, xảy ra khi cơ thể không sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh sẽ phải dùng insulin nhân tạo mỗi ngày. Tiểu đường tuýp 2 hay đái tháo đường tuýp 2, ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Không giống như tiểu đường tuýp 1, ở người mắc dạng đái tháo đường này, các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây mặc dù cơ thể vẫn tạo ra insulin.

Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh có thể hết sau khi sinh. Các dạng bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn gồm tiểu đường đơn gene (monogenic diabetes) và tiểu đường do xơ nang (cystic fibrosis-related diabetes).

Tiền đái tháo đường

Mức đường huyết bình thường là từ 70-99mg/dL. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có mức đường huyết cao hơn 125mg/dL. Nếu chỉ số đường huyết rơi vào khoảng 100-125mg/dL, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị tiền đái tháo đường. Tình trạng này rất dễ phát triển thành tiểu đường tuýp 2; ngay cả khi người bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường và tiểu đường tuýp 2 cũng tương tự nhau

Các biến chứng của bệnh

Đái tháo đường thường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể. Nhất là về các bộ phận như mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Người cao tuổi bị đái tháo đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác. Bởi lẽ, ngoài các biến chứng về vi mạch (bệnh lý võng mạc, thận, thần kinh); và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…) là 2 nguyên nhân chính gây tử vong. Bệnh đái tháo đường còn làm cho người cao tuổi bị trầm cảm, suy giảm nhận thức, teo cơ, ngã, gãy xương…

Phòng ngừa bệnh tiểu đường cho người già

Nâng cao rèn luyện sức khỏe

Rèn luyện sức khỏe; khống chế ăn uống một cách thỏa đáng. Người già nên tích cực tham gia rèn luyện thể lực tăng cường thể chất, bảo đảm cho tay chân hoạt bát; chống thừa mỡ dẫn đến béo phì. Tuy nhiên, vận động không thể quá mạnh, quá sức. Chỉ nên áp dụng những hình thức nhẹ nhàng như: bách bộ, tập thái cực quyền, đạp xe tại chỗ.

Bên cạnh đó, cần bố trí thời gian vận động nhất định, với lượng vận động thích hợp. Điều này sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, chống béo phì, mặt khác khống chế lượng calo hấp thu trong ngày. Nên ăn uống thanh đạm, chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hập thụ, nhiều chất xơ như rau xanh và trái cây ít ngọt. Hạn chế các loại thức ăn giàu protein như: lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật.

Sử dụng các loại thuốc ngừa bệnh

Nếu chỉ dựa vào khống chế ăn và tham gi vận động rèn luyện thì bệnh nhân tiểu đường cao tuổi không thể nào khống chế được bệnh tiểu đường một cách hữu hiệu. Mà phải kết hợp sử dụng thuốc hạ đường huyết. Khi dùng thuốc nên bắt đầu từ liều lượng nhỏ trở đi. Sau đó lúc cần thiết mới tăng dần dần. Việc dùng thuốc cần luôn thận trọng, đề phòng hạ huyết áp ở người già; hậu quả rất nghiêm trọng. Ngoài ra, thuốc hạ đường huyết dạng biguanilic rất dễ gây nhiễm độc acid lactic, nên tránh dùng cho bệnh nhân cao tuổi.

Quan tâm đến các bệnh có thể phát sinh

Quan tâm đến các bệnh có thể phát sinh

Mối đe dọa lớn nhất đối với người bệnh cao tuổi chính là các chứng bệnh cùng phát sinh theo tiểu đường. Do đó, chữa trị những chứng bệnh cùng phát sinh này đóng một vai trò rất quan trọng. Nhằm duy trì tình trạng sức khỏe bình thường; khả năng sinh hoạt ổn định cho bệnh nhân cao tuổi và kéo dài tuổi thọ cho họ.
Bên cạnh đó, nguy cơ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao. Vì vậy, các bác cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà. Tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường; đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt.

Với người cao tuổi bị tiểu đường thì còn cần phải lôi cuốn gia đình, người thân, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh vào cuộc để đạt được mục tiêu phòng và điều trị cho người bệnh.

Nguồn: wellcare.vn