Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai không là thắc mắc của nhiều người. Dứa (thơm) là loại trái cây có thể mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu, tuy nhiên bà bầu nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe thì khi ăn cũng cần lưu ý một số điều. Trong thời kỳ mang thai, bà bầu thường phải bỏ nhiều món ăn khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, dứa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng về điều này, hãy tham khảo thật kỹ những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây.
Thành phần chất dinh dưỡng có trong quả dứa
Dứa hay còn được gọi là quả thơm, hình thành và phát triển một cụm các quả nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau quanh một lõi xơ. Theo các phân tích khoa học, cứ 100g dứa tươi chứa 50 calo, số liệu này tương đương với lượng calo trong 100g táo. Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g dứa:
Dinh dưỡng cơ bản có trong 100g dứa
- Calo: 50
- Protein: 0.54 g
- Carbohydrate: 13.52 g
- Chất xơ: 1.40 g
- Chất béo: 0.12 g
Các loại Vitamin có trong 100g dứa
- Vitamin A: 58 IU
- Vitamin C: 47.8 mg
- Vitamin E: 0.02 mg
- Vitamin K: 0.07 μg
- Vitamin B1: 0.079 mg
- Vitamin B2: 0.018 mg
- Vitamin B3: 0.500 mg
- Folate: 18 μg
Thơm, khóm, dứa đều là từ tiếng Việt để chỉ tên gọi của một loại trái cây rất phổ biến ở nước ta. Vậy mang thai ăn khóm được không? Tại sao bà bầu lúc thì được khuyên ăn khóm, có lúc lại nói không nên?
Mẹ bầu có nên ăn dứa hay không và tại sao
Dinh dưỡng trong thai kỳ vô cùng quan trọng đối với một bà bầu. Vì thế ăn gì và không nên ăn gì khi mang thai được rất nhiều chị em quan tâm. Cụ thể, rất nhiều mẹ bầu chưa biết có nên ăn khóm (dứa) khi mang thai không? Vì đa số các mẹ lo sợ ăn khóm có thể khiến sảy thai, sinh non.
Theo các bác sĩ, trong khóm đặc biệt quả con xanh chứa chất bromelain có thể làm phá vỡ protein trong cơ thể và dẫn tới việc co bóp tử cung, chảy máu bất thường. Tuy nhiên, lượng bromelain trong một trái khóm cũng không quá nhiều, cần ăn 7 – 10 trái một lúc mới nghiêm trọng.
Mặc dù vậy, để đảm bảo những rủi ro không đáng có khuyến cáo bà bầu mang thai không nên ăn khóm trong 3 tháng đầu vì thời điểm này thai nhi mới hình thành, cơ thể chưa ổn định ăn khóm làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non cho chị em.
Ngoài ra, khóm cũng có thể làm bà bầu bị dị ứng và hiện tượng này xuất phát từ phản ứng của cơ thể phụ nữ mang thai với lượng protein trong trái khóm. Một số bà bầu có cơ địa dễ dị ứng có thể bị đau bụng; tiêu chảy; ngứa toàn thân khi ăn những trái khóm chưa chín hẳn.
Những lợi ích của việc ăn dứa mang lại cho mẹ bầu
Hầu hết lượng vitamin và khoáng chất bà bầu cần đều có đầy đủ trong trái khóm. Vì thế thật đáng tiếc nếu bà bầu bỏ qua loại quả này. Ngoài ra, một số lợi ích khi mang thai ăn khóm (dứa) có thể kể tới như:
- Tăng cường sức đề kháng: lượng vitamin C dồi dào trong khóm giúp cải thiện hệ miễn dịch cho bà bầu. Đặc biệt, chất bromelain cũng giúp chống lại các triệu chứng cảm lạnh thông thường khi mang thai.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Mẹ bầu ăn khóm khi mang thai sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn; ăn ngon miệng hơn.
- Ngừa táo bón: Khóm chứa nhiều chất xơ nên cũng sẽ giúp bà bầu chống lại tình trạng táo bón.
- Giúp xương chắc khỏe: Chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể; khóm rất tốt cho các mô liên kết và hệ xương của bà bầu.
- Hỗ trợ bà bầu chuyển dạ dễ dàng: Chất bromelain có tác dụng làm mềm xương chậu nên khiến cho quá trình chuyển dạ của các bà bầu diễn ra suôn sẻ hơn. Kinh nghiệm “ăn khóm cho dễ đẻ” bởi thế cũng được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ.
Một số chú ý mà bà bầu nên biết
Như các mẹ đã thấy, mang thai ăn khóm rất có lợi cho bà bầu. Song không phải bà bầu nào cũng biết mang thai ăn khóm từ tháng thứ mấy? Ăn như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe:
- Đầu tiên, kiêng ăn khóm trong 3 tháng đầu mang thai. Những tháng tiếp theo có thể ăn nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải và không nên ăn khóm còn xanh. Thời điểm trước sinh 2 đến 3 tuần có thể ăn nhiều hơn để việc chuyển dạ diễn ra dễ dàng.
- Muốn ăn mà không dị ứng, mẹ cần rửa sạch, loại bỏ “mắt” khóm sau đó cắt nhỏ và ngâm vào nước muối loãng 10 – 30 phút làm như vậy sẽ hạn chế được độc tố lại tránh hiện tượng rát lưỡi khi ăn.
- Nên thêm khóm vào thực đơn hàng ngày một cách từ từ. Gợi ý một số cách chế biến là: thêm một vài lát khóm khi kết hợp với sữa chua tráng miệng; sinh tố; làm salad; thêm vào pizza hoặc bà bầu mang thai ăn khóm nấu chín cũng rất tốt lại an toàn.
- Một số bà bầu có tiền sử đau dạ dày cân nhắc việc ăn khóm hoặc không nên ăn khi bụng đang đói.
Đọc xong bài viết, chị em đã trả lời được câu hỏi mang thai ăn khóm không rối chứ? Ngoài trái khóm, bà bầu cần ăn uống đủ chất và cân bằng, uống nước và sinh hoạt thật khoa học. Nhớ khám thai và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh, “mẹ tròn con vuông”.