Bệnh về xương khớp, thoái hóa khớp không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng lâu ngày thường kéo dài gây cản trở sinh hoạt hàng ngày và căn bệnh này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Các bệnh về xương khớp có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn tuổi. Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là mùa lạnh. Dưới đây là bài viết mà chúng tôi chia sẻ về một số biện pháp và cách phòng tránh các bệnh về xương khớp mà bạn có thể tham khảo.
Các bệnh về xương khớp hay gặp
Bệnh gout
Gout là một loại bệnh viêm khớp khá phổ biến ở nước ta, gặp chủ yếu ở những người trên 40 tuổi và chiếm tỉ lệ cao nhất là người cao tuổi. Bệnh Gout chia thành các giai đoạn cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân của bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa, trong đó có tình trạng tăng acid uric trong máu.
Bệnh thường gặp ở nam giới và có liên quan tới chế độ ăn uống của người bệnh như ăn quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu… Biểu hiện của bệnh Gout là các khớp xương bị viêm, sưng tấy, nóng, đau nhức. Bên cạnh đó, sự tăng chất acid uric trong máu sẽ gây ra tình trạng hình thành sạn trong thận.
Thoái vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm ở cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm do các yếu tố di truyền, sai tư thế trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên hay bị tai nạn, chấn thương cột sống… Bệnh gây ra các triệu chứng tê nhức lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hoặc đau từ vùng cổ, gáy rồi lan ra hai vai, lan xuống cánh tay, bàn tay,… Ngoài ra, bệnh còn gây đau cột sống và đau rễ thần kinh với mỗi đợt đau có thể kéo dài từ 1- 2 tuần.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn. Kèm theo các phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Tuổi tác, tình trạng béo phì hay những chấn thương nhẹ hoặc mãn tính ở khớp; là các yếu tố quan trọng liên quan đến thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp bao gồm cả sụn, khớp, cả những tổn thương thoái hóa tại các đĩa liên đốt. Đặc trưng của căn bệnh là sự thoái hóa của sụn và sự phì đại xương tại các diện khớp.
Biểu hiện của tình trạng thoái hóa khớp là đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp, sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, nghe có tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, càng vận động thì càng đau nhiều. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay,…
Quan tâm đến các chất dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh được các bệnh về xương khớp. Canxi là chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ xương khớp, vì vậy chúng ta nên bổ sung canxi cho cơ thể để phòng các bệnh về xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp,…), chống loãng xương. Các bạn có thể bổ sung canxi thông qua việc ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như là cá, tôm, cua,…
Ngoài những thực phẩm đó ra thì sữa cũng là một loại đồ uống có thành phần dinh dưỡng chứa nhiều canxi. Để phòng tránh các bệnh về xương khớp bạn có thể uống 1 – 2 ly sữa mỗi ngày. Cũng cần bổ sung thực phẩm rau quả như súp lơ, cam, dâu tây, rau cải, đu đủ,… để giúp hệ xương vững chắc. Ngoài ra còn có hạt dẻ, hạnh nhân, đậu phộng,… cũng chứa boron – một chất giúp xương chắc khỏe.
Chế độ thể dục, thể thao
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động vừa sức cũng giúp chúng ta phòng tránh được các tổn thương cho xương khớp. Bạn nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng rồi dần dần nâng lên bài tập nặng hơn, không nên tập ngay từ đầu những bài tập quá nặng.
Nên vận động, thay đổi tư thế làm việc
Bạn không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chịu đựng của xương khớp. Trong khoảng 1 tiếng chúng ta nên vận động một lần không nên ngồi hoặc đứng liên tục quá lâu. Nên thay đổi tư thế cho thoải mái hơn. Đặc biệt chú ý khi làm việc trong môi trường lạnh cần mang tất chân để giữ ấm; giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Bệnh cảm có liên quan đến bệnh về xương khớp
Tại sao việc phòng tránh bệnh xương khớp cũng phải cẩn thận với bệnh cảm? Có lẽ đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bệnh cảm có các biểu hiện như ho, viêm amiđan, viêm họng,…. là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp nếu biến chứng của bệnh nặng. Vì vậy, khi bị cảm cúm cần phải cẩn thận, điều trị dứt điểm ho, viêm họng để virus không thể sản sinh gây ra nhiều phản ứng nguy hiểm.
>> TÌm hiểu thêm các bài viết khác tại xuatbanonline
Quan tâm đến cân nặng của bản thân
Do lực đè nặng lên khớp nên béo phì thừa cân có thể làm tổn thương đến các khớp. Chính vì thế chúng ta cần phải điều chỉnh cân nặng cho hợp lý để có thể giảm bớt sức nặng nên khớp. Giảm cân là một trong những biện pháp để tránh các bệnh về xương khớp.
Nguồn: tuoitre.vn