Cà phê

Những câu chuyện đặc biệt về văn hóa cà phê của vùng đất Tây Đô

Đời sống Đời sống giới trẻ

Cà phê xuất hiện ở Việt Nam từ khá lâu, từ khi thực dân Pháp biến Việt Nam thành thuộc địa. Nét văn hóa thưởng thức cà phê là một trong những thú vui tao nhã trong cuộc sống của người Việt Nam. Nhưng nó vẫn có khá nhiều sự thay đổi, biến chuyển theo sự phát triển của xã hội. Khi nhắc đến cà phê chắc hẳn ai cũng biết đến vùng đất Tây Nguyên, vùng đất nổi tiếng này được khai thác và trở thành vùng cà phê lớn nhất nước, với những loại cà phê chất lượng hàng đầu. Được phổ biến rộng rãi khắp cả nước Việt Nam, và có nhiều câu chuyện thú vị về văn hóa cà phê ở xứ Tây Đô. Hãy cùng Xuatbanonline tìm hiểu ngay nhé!

Tìm lại nét cà phê xưa

Tìm lại nét cà phê xưa

Cà phê “cóc” trở thành một hình ảnh quen thuộc với các thế hệ 7x, 8x Việt Nam. Các quán cà phê này luôn ở các góc đường hoặc nép mình khiêm tốn trên các vỉa hè với những bộ bàn ghế nhỏ nhắn vừa đủ ngồi. Có thể vì thế mà chúng được gắn cho tên gọi là “cà phê cóc”. Tại nhiều con đường ở Sài Gòn, Hà Nội lúc bấy giờ, không khó bắt gặp những quán cà phê không tên, vài chiếc ghế gỗ con xếp ngẫu hứng đủ cho người ta ngồi hoặc lấy làm bàn để đôi ba ly cà phê. Dù là ở những góc phố yên tĩnh hay bên những con phố xe cộ lại qua thì khi ngồi bên ly cà phê, người ta bỗng hóa trầm ngâm, suy tư đến lạ lùng.

Người Hà Nội ưa chuộng những ly cà phê pha phin đậm đặc. Cà phê ngon với người Hà thành phải là những ly cà phê pha trong phin được vặn chặt. Nhiều người còn muốn cà phê được ngấm đều nên tỉ mỉ múc từng muỗng nước sôi cho vào phin. Cà phê pha phin đến ngày nay vẫn tồn tại. Và được nhiều người bình chọn là một cách pha cà phê ngon. Người Hà Nội có cách gọi tên cà phê gần gũi – “nâu” và “đen”. Khi vào quán, nếu muốn uống cà phê sữa đá bạn sẽ gọi thành “nâu đá”, muốn nhấp nháp ly cà phê đen thì gọi là “đen” hoặc “đen đá”.

Ngày mới của nhiều người dân Tây Đô

Ngày mới của rất nhiều người dân Tây Đô được bắt đầu bằng ly cà phê vỉa hè, ổ bánh mì, tờ báo. Và mặc cho xe cộ qua lại họ cứ khề khà “thời sự”. Nhấm nháp cà phê để thấy đời vẫn đẹp. Sáng sớm, dạo một vòng xứ Tây Đô. Không khó để người ta nhận ra một điều rằng dù ở đại lộ hay phố nhỏ. Đâu đâu cũng có những quán cà phê, sang trọng có, bình dân cũng có. Việc uống cà phê buổi sáng ở vỉa hè trước khi đến nơi làm việc gần như thành thói quen.

Dù là thành phố trực thuộc Trung ương, thế nhưng Cần Thơ không thật sự đông đúc. Khói bụi, kẹt xe xô bồ như người ta hay thấy ở những đô thị lớn khác. Phố Cần Thơ không bon chen vội vã, hiếm hoi lắm người ta mới nghe tiếng còi xe. Và cực kỳ khó để bắt gặp cảnh một ai đó vượt qua ngã tư khi đèn chưa chuyển màu xanh. Và cũng rất lâu rồi trên đường phố Cần Thơ không còn cảnh cướp giật.

Tây Đô có một thứ gọi là “đặc sản”, đó là cà phê

Tây Đô có một thứ gọi là "đặc sản", đó là cà phê

Ở Tây Đô có một thứ có thể gọi là “đặc sản”, đó là cà phê. Tây Đô không phải quê hương cà phê, đúng hơn thì chẳng ai tìm được câu chuyện nào liên hệ giữa cà phê với miền Tây cả. Thế mà nhiều người dân Tây Đô lại nghiện cà phê sáng; uống cà phê như phong tục. Ở Tây Đô, người ta không cần uống cà phê ở quán quen. Vì bất kỳ quán nào thì giá cũng chỉ từ 8 nghìn đến hơn 15 nghìn đồng một ly đen đá. Cà phê rang xay ngay tại quán; trước mặt mọi người.

Người ta có thể an tâm thưởng thức mùi hương đặc trưng và màu nâu cánh gián với vị đậm đà. Những chị, những em bán cà phê thì luôn tươi cười; vui vẻ và dễ mến như đặc sản miền Tây thân thuộc. Cũng giống cà phê, vé số từ bao giờ đã trở thành “thủ tục” để người Tây Đô vui vẻ bắt đầu một ngày mới. Người ta mua vé số không phải để cầu may, cũng chẳng phải là trò bài bạc, đen đỏ mà vì muốn ủng hộ người bán. Và cũng có người cho rằng sáng “mua niềm tin”, chiều dò “hy vọng”.

Anh Vĩnh ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết

Anh Vĩnh ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết. Sáng nào anh cũng phải tấp vào quán cà phê vỉa hè ngồi 10 đến 15 phút, đến giờ làm việc thì anh vào cơ quan. Việc này trở thành một thói quen không biết từ khi nào. Ngồi cùng bàn anh Vĩnh là 2 người bạn, mọi người đều vừa cười vừa cầm mấy tờ vé số. Đưa mắt nhìn ly cà phê trên bàn như ý nói “ở đây ai cũng thế cả”.

Chị Lam, một người từ Bắc vào Cần Thơ lập nghiệp cho biết chị bị “đồng hóa” vì phong tục ở đây. Sáng ra, chị phải ngồi cà phê khoảng 20 phút với bạn bè, ngày nào cũng vậy. “Cuộc sống ở đây rất nhẹ nhàng, phố xá thênh thang. Con người thân thiện… Tây Đô như quê hương thứ hai của mình vậy”, chị Lam nói. Còn anh Khôi nhà ở Bình Thủy, Cần Thơ cho biết: Anh đã có dịp uống cà phê kho ở chợ nổi Cái Răng do một thương hồ pha chế. Đó là cà phê được pha hơi loãng trong siêu sành rồi đặt trên lò lửa nấu tiếp cho đến khi sánh lại, gọi là kho.

Ly cà phê trên chợ nổi

Tây Đô

Ai từng một lần chòng chành trên chợ nổi, nghe tiếng í ới chào nhau, tiếng máy, chèo khua nước. Cầm ly cà phê kho nhấm nháp ngắm bình minh; đó chắc hẳn là trải nghiệm đáng nhớ ở đất Tây Đô. Một anh bạn từ phương xa đến lại nói vui rằng, Sài Gòn cũng có cà phê kho nhưng có lẽ cà phê kho chợ nổi Cần Thơ được kho bởi chòng chành con nước. Bởi tiếng sóng vỗ mạn thuyền nên đậm đà đến lạ, không dễ gì quên.

Nguồn: vietnamnet.vn