Đạp xe là một trong những môn thể thao kết hợp với du lịch mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị kết hợp với việc rèn luyện sức khỏe. Đạp xe với gia đình là một cách tuyệt vời để gắn kết như một gia đình và làm cho những chuyến dã ngoại trở nên vui vẻ hơn. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm đạp xe trong gia đình, đặc biệt là sau khi con bạn đã tập đi xe đạp. Mục tiêu chỉ là vui, ngay cả khi bạn phải dừng lại thường xuyên và ăn vặt, để họ háo hức tham gia vào lần sau.
Chọn xe thích hợp với địa hình và độ tuổi của mọi người
Hãy chọn cho mình một chiếc xe đạp thích hợp với địa hình nơi bạn dự định tới. Nếu chặng đường có cả đồi núi hay băng qua rừng, bạn nên chọn đúng loại xe có các chức năng bổ trợ cho những loại địa hình khó. Nếu phải leo núi, hãy chọn loại xe đạp có cỡ bánh lớn, không phuộc hoặc 1 phuộc, được trang bị phanh đĩa và tay lái đa vị trí. Một chiếc xe địa hình phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm sức trên suốt chặng đường dài và hỗ trợ đắc lực cho những đoạn đường khó để tới đích.
Chọn trang phục phù hợp
Ngoài những vật dụng cơ bản cần thiết cho chuyến đi, bạn cần chuẩn bị thêm một số đồ dã ngoại chuyên dụng như: Mũ bảo hiểm, bộ vá săm, dầu nhờn, dây phanh cùng các dụng cụ đa năng… Lưu ý, hãy trang bị nhẹ nhàng nhất có thể để việc di chuyển dễ dàng hơn. Nếu phải đi trong đêm, hãy sử dụng đèn xe đạp công suất cao để bảo đảm việc di chuyển diễn ra an toàn khi trời tối.
Trang bị cho mình chiếc ba lô
Bạn có thể đem toàn bộ trang bị của mình trong ba lô; túi bên người hoặc túi trên khung xe. Hãy buộc những đồ nặng ở phần phía dưới thân xe để có thể dễ dàng điều khiển xe đạp hơn. Để có thể mang theo hết các đồ cần thiết, hãy sử dụng ba lô cho những món đồ nhẹ, cồng kềnh hoặc đồ dễ vỡ; túi khô buộc ở yên sau giúp giữ những đồ vật nặng hơn; túi treo trên ghi đông dành cho những món đồ nhỏ, nhẹ. Hãy thử các cách buộc đồ vào xe đạp sao cho hiệu quả nhất.
Trang bị mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm vừa vặn: trong bất kỳ chuyến đi bằng xe đạp nào thì mũ bảo hiểm luôn là thứ không thế thiếu. Mũ nên vừa khít và không bị lệch hay lắc lư khi di chuyển; nằm ngang và thấp ở trên trán; cách từ 2 đến 4 cm so với lông mày. Dây đeo mũ phải tạo thành hình chữ V dưới mỗi bên tai; dây đeo cằm cần phải vừa vặn mà vẫn dư ra một khoảng trống có thể nhét từ 1 đến 2 ngón tay giữa cằm và dây đeo cằm.
Chiều cao của yên xe vừa vặn
Chiều cao yên xe: trẻ thường muốn có một chiếc yên xe thấp để dễ ngồi và leo lên; nhưng bạn nên đảm bảo rằng chân của trẻ có thể đứng vững trên đất khi đặt cả 2 chân xuống đất; mà vẫn đang ngồi trên yên xe. Điều này giúp trẻ có thể dễ dàng đạp xe cũng như giữ thằng bằng tốt hơn.
Giữ nhịp đạp từng bước
Khi sử dụng xe đạp địa hình để đi dã ngoại với nhiều cung đường khác nhau. Các bạn nên đạp một cách từ từ, không nên vội vàng hay dồn sức quá sớm. Việc vội vàng dồn sức quá sớm có thể khiến bạn dễ bị kiệt sức. Đi chậm dần và về sau sẽ đuối sức và khó tiếp tục đi hết hành trình.
Trong quá trình sử dụng xe đạp địa hình để đi dã ngoại. Các bạn cần phải giữ hơi thở thật sâu, đều đặn, thoải mái để nhịp tim được điều hòa và ổn định khi leo dốc. Khi đã quen dần và bắt được nhịp bạn nên tăng tốc từ từ. Dùng sức nhiều hơn và đạp đều chân.
Quá trình di chuyển ở những đoạn đường dốc khi đi dã ngoại làm tiêu tốn khá nhiều năng lượng của bạn. Kinh nghiệm rút ra tại thời điểm này đó là bạn nên ngồi trên yên xe. Ngồi trên yên xe sẽ giúp tiết kiệm năng lượng trong suốt chuyến đi. Thỉnh thoảng bạn nên đứng hoặc thay đổi tư thế để tránh bị ê mông khi đạp xe.
Một số chú ý
Hãy hạn chế tốc độ ở nơi có địa hình phức tạp, đặc biệt là khi xuống dốc. Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước; cua góc rộng để quan sát tốt hơn; điều chỉnh đĩa – líp phù hợp để đạp xe thoải mái. Hãy nhớ, đây chỉ là chuyến dã ngoại nên bạn chỉ cần đạp theo sức của mình. Không cần phải đạp quá nhanh mà nên duy trì tốc độ vừa phải. Để còn kết hợp ngắm cảnh khi có thể.
Xuất bản online vừa cập nhật đến bạn kinh nghiệm đi dã ngoại bằng xe đạp. Hy vọng bạn cùng gia đình và bạn bè sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời.
Nguồn: 24h.com.vn